Những điều bạn chưa biết về công nghệ sơn tĩnh điện

Những điều bạn chưa biết về công nghệ sơn tĩnh điện ?

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì ?

Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện đại được phát minh vào đầu thập niên 1950 bởi tiến sĩ Erwin. Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị và bột sơn đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn.

Có mấy hình thức sơn tĩnh điện ?

Có 2 hình thức được áp dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm:

  • Sơn tĩnh điện khô (sơn bột): được ứng dụng sơn cho các sản phẩm kim loại như: sắt thép, nhôm, inox,…
  • Sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,…

Từng hình thức sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Đối với công nghệ sơn ướt thì khả năng áp dụng được trên nhiều chất liệu sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng dung môi thừa không bám vào vật liệu sẽ không thu hồi được để tái sử dụng. Điều này gây lãng phí nguồn nguyên vật liệu. Bên cạnh đó là mức gây ô nhiễm môi trường cũng tăng cao.

Đối với công nghệ sơn khô, tuy chỉ áp dụng được trên các vật liệu bằng kim loại. Nhưng khi bột sơn thừa không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi tái sử dụng lên đến hơn 95%. Sẽ giúp tiết kiệm chi phí sơn và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm các công đoạn như:

– Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu – Rửa nước chảy tràn – Tẩy gỉ – Rửa nước chảy tràn – Định hình – Phosphat kẽm – Rửa nước.

– Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.

– Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật sơn.

– Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 150 độ C – 200 độ C, thời gian sấy 10 – 15 phút).

– Kiểm tra, đóng gói: là khâu cuối cùng của quy trình sơn tĩnh điện.

Quá trình xử lý bề mặt tốt sẽ giúp phosphat kẽm bám chặt lên bề mặt kim loại (vật sơn). Từ đó, sản phẩm có khả năng chống ăn mòn cao trong quá trình sử dụng. Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện cũng góp phần gia tăng độ bền thẩm mỹ của sản phẩm. Đặc biệt là đối với nhôm thanh, độ bền màu được duy trì lâu hơn.

Contact Me on Zalo

01234 56789